Từ nguyên học, thuật ngữ và định nghĩa Chủ nghĩa vô chính phủ

Nguồn gốc từ nguyên của chủ nghĩa vô trị từ tiếng Hy Lạp cổ đại αναρχω, ‘’anarcho’’, có nghĩa là “không có người cai trị”,[16][17] bao gồm tiền tố an- (“không”) vàἄρχή (‘’arche’’, “cai trị”, “lãnn đạo”) + ισμός (từ thân từ -ιζειν). Hậu tố -ism biểu thị dòng ý thức hệ ủng hộ tình trạng vô trị[18]. Thuật ngữ này (‘’anarchism’’) được định nghĩa tại ‘’The Concise Oxford Dictionary of Politics’’ là “quan điểm rằng xã hội có thể và nên được tổ chức mà không cần một nhà nước cưỡng ép.”[14]

Thời gian đầu trong tiếng Anh từ vô trị được sử dụng để chỉ sự hỗn loạn[19]. Các phe phái khác nhau trong Cách mạng Pháp đã gọi đối thủ của họ là vô trị, mặc dù rất ít người bị gọi tên có chung quan điểm với những người vô trị sau này. Nhiều nhà cách mạng của thế kỷ 19 như William Godwin (1756-1836) và Wilhelm Weitling (1808-1871) đã đóng góp nhiều học thuyết vô trị quan trọng cho hế hệ sau nhưng lại không sử dụng khái niệm người vô trị hay chủ nghĩa vô trị trong việc mô tả bản thân hay niềm tin của họ.

Nhà triết học chính trị đầu tiên tự gọi mình là một người vô trị (tiếng Pháp: ‘’anarchiste’’) là Pierre-Joseph Proudhon (1809-1865), đánh dấu sự ra đời chính thức của chủ nghĩa vô trị vào giữa thế kỷ 19. Từ những năm 1890, bắt đầu ở Pháp, chủ nghĩa tự do thường được sử dụng như một từ đồng nghĩa với chủ nghĩa vô trị và việc sử dụng như một từ đồng nghĩa vẫn còn phổ biến bên ngoài Hoa Kỳ. Một vài ứng dụng của chủ nghĩa tự do có đề cập đến triết lý thị trường tự do cá nhân, và chủ nghĩa vô trị thị trường tự do thường được gọi là chủ nghĩa vô trị tự do.

Trong khi thuật ngữ tự do phần lớn đồng nghĩa với chủ nghĩa vô trị, ý nghĩa của nó gần đây đã bị pha loãng khi được áp dụng rộng rãi hơn bởi các nhóm khác nhau về ý thức hệ, bao gồm cả cánh tả mới và những người Marxist tự do, những người không giao du với những người xã hội chủ nghĩa độc tài hoặc một đảng tiên phong, và những người tự do văn hóa cực đoan, những người chủ yếu quan tâm đến tự do dân sự.  Ngoài ra, một số người vô trị sử dụng chủ nghĩa xã hội tự do nhằm tránh đi ý nghĩa tiêu cực của chủ nghĩa vô trị và nhấn mạnh mối liên hệ của nó với chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa vô trị được sử dụng rộng rãi để gọi tên phe chống độc tài của phong trào xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa vô trị trái ngược với các hình thức chủ nghĩa xa hội theo định hướng nhà nước.  Các học giả về chủ nghĩa vô trị thường nhấn mạnh vào các thông tin về chủ nghĩa xã hội vô trị và chỉ trích những nỗ lực tạo ra sự phân đôi giữa hai khái niệm. Một số học giả mô tả chủ nghĩa vô trị có nhiều ảnh hưởng từ chủ nghĩa tự do, nó không chỉ vừa là tự do vừa là chủ nghĩa xã hội mà còn nhiều hơn thế, trong khi hầu hết các học giả phủ nhận chủ nghĩa tư bản vô trị như một sự hiểu lầm, phản bội lại các nguyên tắc vô trị.

Tuy rằng mục tiêu chính của tư tưởng vô trị là phản đối lại sự tồn tại của nhà nước, hệ thống cai trị cưỡng ép, nhưng định nghĩa chính xác chủ nghĩa vô trị là gì lại là một vấn đề nan giải với các học giả, có rất nhiều cuộc thảo luận đã diễn ra giữa người vô trị và các học giả về vấn đề này, và với mỗi một định hướng khác nhau lại cho ra một định nghĩa về vô trị hơi khác nhau. Các yếu tố chính của chủ nghĩa vô trị thường bao gồm một xã hội không cưỡng chế, từ chối bộ máy nhà nước, niềm tin cho rằng bản chất con người cho phép chúng ta tồn tại và tiến được tới một xã hội không cưỡng chế, và những gợi ý để có thể tiến tới một xã hội vô trị.